Hệ thống mài, đánh bóng sử dụng robot công nghiệp và cảm biến lực

Hệ thống mài, đánh bóng sử dụng robot công nghiệp và cảm biến lực

Trong ngành công nghiệp sản xuất, việc mài và đánh bóng bề mặt sản phẩm là một quá trình quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng và độ chính xác của sản phẩm. Trong bài viết này, Weldtec xin chia sẻ thông tin về hệ thống mài, đánh bóng sử dụng robot công nghiệp và cảm biến lực.

Nhược điểm của phương pháp mài, đánh bóng thủ công:
- Độ chính xác thấp: Do yếu tố con người, việc mài, đánh bóng thủ công thường không đảm bảo được độ chính xác cao.
- Hiệu suất thấp: Tốc độ mài, đánh bóng thủ công thường chậm hơn so với máy móc.
- Mất thời gian đào tạo: Việc đào tạo nhân viên để mài, đánh bóng thủ công mất nhiều thời gian và chi phí.

Ưu điểm của hệ thống mài, đánh bóng sử dụng robot và cảm biến lực: 
- Độ chính xác cao: Robot công nghiệp có khả năng di chuyển và xoay với độ chính xác cao, giúp mài, đánh bóng bề mặt sản phẩm một cách chính xác.
- Hiệu suất cao: Robot có thể hoạt động liên tục mà không cần nghỉ ngơi, giúp tăng hiệu suất sản xuất.
- Tiết kiệm chi phí: Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu có thể cao, nhưng hệ thống robot sẽ tiết kiệm chi phí lao động và thời gian đào tạo trong dài hạn.
- Duy trì lực mài ổn định: Với cảm biến lực, robot có thể duy trì lực mài tác dụng lên bề mặt sản phẩm ổn định, giúp cải thiện chất lượng sản phẩm.

Tại sao cần phải sử dụng cảm biến lực cho hệ thống Robot mài, đánh bóng?
Robot không giống con người, nó chỉ là một vật vô tri, vô giác. Khi thực hiện nhiệm vụ mài hoặc đánh bóng, nó không biết liệu rằng lực tác động lên vật đã phù hợp hay chưa, mài như này đã đạt yêu cầu hay chưa. Vì robot được lập trình để chuyển động theo một quỹ đạo nhất định, ở một tốc độ nhất định, nên không có cách nào để robot thu nhận phản hồi từ chính các chuyển động đó.
Vì vậy, các công ty cũng như các nhà tích hợp cần tìm ra cách để “tạo cảm giácˮ cho robot. “Cảm giácˮ này cũng chính là cảm giác mà người công nhân khi thực hiện mài và đánh bóng sẽ cảm nhận được. Nếu cảm thấy mài chưa đủ lực, người công nhân đó sẽ ấn thêm đầu mài vào phôi, ngược lại, nếu cảm thấy quá lực, người công nhân đó sẽ nhấc đầu mài ra. Đó cũng chính là lý do mà cảm biến lực ra đời.

Nguyên Lý Hoạt Động của Cảm Biến Lực và Tích Hợp với Hệ Thống Robot:
Cảm biến lực là một thiết bị dùng để đo lực tác động lên bề mặt của sản phẩm hoặc công cụ. Trong hệ thống robot mài và đánh bóng, cảm biến lực được tích hợp để đo lực mài đánh bóng đang được áp dụng lên bề mặt sản phẩm. Thông qua việc đo lực này, hệ thống có thể điều chỉnh lực áp dụng của robot để duy trì một mức lực ổn định và chính xác, giúp đạt được kết quả mài đánh bóng chất lượng và đồng nhất.
Hệ thống cảm biến lực thường được đặt ở đầu công cụ mài hoặc ngay trên trục thứ 6 của robot End Effector), và thông tin đo được truyền về cho bộ điềuHệ thống Robot mài, đánh bóng 3 khiển của robot. Bằng cách phản hồi dữ liệu từ cảm biến lực, bộ điều khiển có thể điều chỉnh các thông số như lực áp dụng, tốc độ và hướng di chuyển của robot để đảm bảo quá trình mài đánh bóng diễn ra chính xác và hiệu quả.

Hệ thống Robot mài, đánh bóng của Weldtec
Đội ngũ phát triển của Weldtec đã tích hợp cảm biến lực vào hệ thống robot mài, đánh bóng nhằm duy trì lực tác dụng lên phôi một cách đồng đều dựa trên chu kì đọc cảm biến của robot, sau đó robot sẽ tự động điều chỉnh quỹ đạo mà nó đã được lập trình sẵn sao cho lực mài được ổn định theo giá trị đã được cài đặt sẵn.
Ngoài ra, Weldtec còn ứng dụng phần mềm lập trình Robot Offline Robot Programing) nhằm giảm tối đa thời gian lập trình cũng như lập trình các biên dạng, bề mặt khó mà teaching bằng phương pháp truyền thống không làmHệ thống Robot mài, đánh bóng 4 được. Điều này giúp robot thực hiện các tác vụ phức tạp mà vẫn giữ được độ chính xác cao, tiết kiệm thời gian cho người vận hành.

Hệ thống mài, đánh bóng sử dụng robot công nghiệp và cảm biến lực là một giải pháp hiệu quả để cải thiện chất lượng và hiệu suất sản xuất. Với những ưu điểm vượt trội so với phương pháp thủ công, hệ thống này đang trở thành xu hướng trong ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam hiện nay.

Đang xem: Hệ thống mài, đánh bóng sử dụng robot công nghiệp và cảm biến lực